1. Http - https là gì?
Http hay còn được gọi là giao thức http được viết tắt bởi cụm từ Hyper Text Transfer Protocol. Http chính là giao thức tiêu chuẩn của để truyền tải những siêu dữ liệu giữa máy chủ đến những trình duyệt website và ngược lại (hình ảnh, video, văn bản…).
Khi người dùng gõ địa chỉ website vào trình duyệt, thông qua giao thức http, web server sẽ nhận được yêu cầu của người dùng và tiến hành đáp trả yêu cầu đấy bằng cách đưa họ đến đúng địa chỉ yêu cầu. Tuy nhiên, kẽ hở của http là tất cả những dữ liệu được gửi đi bao gồm địa chỉ IP, thông tin bạn tìm kiếm...đều không được mã hoá. Điều này có nghĩa là tất cả những thông tin của bạn là "miếng mồi ngon" của những hacker. Và đó là lý do https đã xuất hiện!
Https chính là giao thức http nhưng được cài thêm tính bảo mật SSL. Các dữ liệu khi được chuyển từ máy chủ đến trình duyệt sẽ được mã hoá để bảo mật tất cả thông tin. Có thể nói, https là phiên bản nâng cấp của http và đây cũng là giao thức được sử dụng nhiều nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Http - https là gì?
2. Http và https có gì khác nhau?
Ngoài khác biệt bởi chữ “S” cuối cùng và tính bảo mật thì http và https còn có thêm rất nhiều điểm khác nhau như:
2.1 Chứng chỉ SSL
Chứng chỉ SSL công nghệ bảo mật tiêu chuẩn sẽ mã hoá tất cả dữ liệu từ máy chủ đến trình duyệt khách hàng. Về cơ bản, https là bản nâng cấp của http nhưng chính bản nâng cấp này lại thay đổi nhận thức của người dùng về bảo mật trên internet. Mỗi một website sẽ được cấp duy nhất một giao thức https vì vậy cho dù bạn truy cập từ đâu thì SSL vẫn đảm bảo tất cả các thông tin của bạn là bảo mật.
2.2 Cổng Port mạng khác nhau
Cổng port giúp phân loại thông tin, dịch vụ trong máy tính sau đó gửi đến máy chủ. Bất cứ dữ liệu nào muốn ra vào máy tính của bạn đều cần port thông qua. Http sử dụng cổng port 80 trong khi đó https sử dụng port cổng 443. Sự khác biệt về cổng sẽ tạo ra những cấp độ bảo mật khác nhau. Cổng 443 chính là cổng hỗ trợ mã hoá thông tin của khách hàng truyền đến máy chủ, bảo vệ mọi dữ liệu được truyền đi.
2.3 Mức độ bảo mật
Http chỉ đơn thuần là giao thức truyền dữ liệu và không có điều gì đảm bảo khách hàng có đang được an toàn hay không. Tuy nhiên bản nâng cấp https lại được bảo mật bởi Certificate Authority (CA). CA sẽ là bên thứ 3 giúp chứng thực phần mềm, mã nguồn...để đảm bảo tất cả quá trình kết nối đều đang diễn ra an toàn.
2.4 Địa điểm hoạt động
Http: Hoạt động trên application Layer trong mô hình OSI.
Https: Hoạt động tại Transport Layer trong mô hình OSI.
2.5 Quy trình hoạt động khác nhau
Hoạt động của http được diễn ra theo quy trình sau: Trình duyệt của người dùng sẽ được kết nối với TCP để nhận những thông tin dữ liệu từ web server. Khi này máy chủ sẽ nhận yêu cầu và đưa bạn đến đúng địa chỉ. Tuy nhiên hoạt động của https sẽ chặt chẽ hơn. Những dữ liệu khi chuyển đến máy chủ sẽ được mã hoá thông qua SSL và quá trình này sẽ được lặp đi lặp lại liên tục.
Mọi dữ liệu gửi đến máy chủ đều được mã hoá và bảo mật tuyệt đối
3. Có nên sử dụng https cho website không?
Hiện tại, không chỉ riêng ngành ngân hàng và các trang thương mại sử dụng giao thức https mà hầu hết các website cũng đã đều lựa chọn giao thức này nhằm tăng tính chuyên nghiệp cho site. Https dường như đã trở thành giao thức tiêu chuẩn mà gần như tất cả các website cần phải trang bị. Nếu bạn vẫn lăn tăn về https thì sau đây là 4 lý do mà bạn nên sử dụng https cho website.
3.1 Tránh bị giả mạo website
Trước đây khi sử dụng giao thức http, những kẻ gian thường sẽ lợi dụng kẽ hở để giả mạo server từ đó đánh cắp toàn bộ dữ liệu trên site. Tuy nhiên, nếu sử dụng https các kết nối giữa máy chủ trình duyệt sẽ được bảo mật tuyệt đối bởi SSL. Điều này sẽ giúp khách hàng tránh truy cập vào website giả mạo.
3.2 Thông tin người dùng được bảo mật tuyệt đối
Việc để lộ thông tin người dùng được cho là tối kỵ đối với tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Việc website của bạn được cài đặt https sẽ tránh nguy cơ thông tin khách hàng bị tấn công và rò rỉ ra bên ngoài. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp không bị tổn thất mà còn bảo vệ quyền riêng tư của chính những khách hàng của mình.
3.3 Nâng cao uy tín trong mắt khách hàng
Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết những khách hàng đều đã có nhận thức về bảo mật thông tin bằng giao thức https. Vì vậy khi người dùng ghé thăm website của bạn bằng bất cứ trình duyệt nào như Google, Safari, Microsoft Edge...được nhận cảnh báo về bảo mật không chỉ giúp khách hàng không bị đánh cắp thông tin mà còn “ghi điểm” trong mắt khách hàng.
3.4 Hỗ trợ SEO hiệu quả
Theo công bố của Google thì với những website sử dụng giao thức https sẽ được Google đánh giá cao hơn so với giao thức bình thường. Mặc dù điều này không thuộc phạm trù kỹ thuật SEO nhưng lại là một trong những cơ hội để việc đẩy thứ hạng từ khoá và website của SEOer diễn ra thuận lợi hơn.
Website dùng giao thức https được Google đánh giá cao
4. Đăng ký https cho website ở đâu?
Hiện nay việc đăng ký https không quá khó, nếu bạn chỉ cần sử dụng tính năng bảo mật thông tin cơ bản thì có thể sử dụng chứng chỉ SSL của bên cung cấp hosting. Nếu lĩnh vực của bạn đòi hỏi tính bảo mật nghiêm ngặt, có tính xác thực cao thì có thể sử dụng thêm các chứng chỉ bảo mật khác. Tuỳ vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn chứng chỉ phù hợp với chi phí và mục đích (giao động từ 250.000 - 15.000.000 triệu/ năm).
VNS Marketing